Chương trình Sữa học đường thay đổi tư duy nâng cao tầm vóc Việt

(GDVN) – Theo Ths. BS Lê Thị Hải, chương trình Sữa học đường sẽ giúp thay đổi tư duy suy nghĩ của bà mẹ Việt về vai trò của sữa, giúp nâng cao tầm vóc người Việt.

Gần 25% trẻ em Việt Nam bị thấp còi

suydinhduong2016_VZTN

(Ảnh: Vietnamplus)

Việt Nam là một trong 20 quốc gia trên thế giới có số lượng trẻ thấp còi cao nhất, cứ 4 trẻ thì có một bé bị thấp còi do thiếu hụt dinh dưỡng. Theo số liệu thống kê gần đây nhất của Viện dinh dưỡng Quốc gia, 24.6% trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng, thấp còi.

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010, chiều cao trung bình của nam, nữ thanh niên Việt Nam thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần lượt là 13,1cm và 10,7cm, cũng thấp hơn so với chiều cao của nam nữ thanh niên của một số quốc gia trong khu vực.

Trẻ Việt thấp còi do chưa được quan tâm đúng mức?

Theo bà Kim Tiến, tình trạng dinh dưỡng của người VN ngày càng được cải thiện, đặc biệt là việc giảm liên tục và bền vững tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi từ 31,9% năm 2001 xuống còn 14,1% năm 2015. Tuy nhiên, VN hiện vẫn gặp rất nhiều thách thức trong cải thiện dinh dưỡng của người dân như sự khác biệt về tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng ở các vùng miền.

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng một trong những giải pháp góp phần cải thiện tầm vóc con người trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học là được uống sữa tươi hằng ngày. Nhằm nâng cao thêm kiến thức của các bậc phụ huynh về chế độ dinh dưỡng chuẩn mực để trẻ em có thể phát triển về mặt thể chất cũng như trí tuệ một cách toàn diện nhất, và đặc biệt hơn là mong muốn đem đến cho các em nhỏ ở trên mọi miền đất nước nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa tươi, chương trình Sữa học đường được ra đời.

Về Sữa học đường thế giới

Trên thế giới nhiều quốc gia đã triển khai chương trình sữa học đường như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan với kết quả là tầm vóc thể lực của trẻ em được cải thiện rõ rệt.

Những năm 1980, báo chí Nhật Bản bắt đầu đưa tin về sự thiếu hụt canxi trong chế độ ăn của trẻ em, và đưa ra báo cáo về tình trạng thiếu hụt canxi đã làm ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như thể lực của học sinh ở trường. Chính phủ sau đó đã chính thức yêu cầu các trường học phải cải thiện lượng canxi hàng ngày cho trẻ bằng cách tăng sử dụng các sản phẩm từ sữa trong các bữa ăn. Nhờ việc đẩy mạnh chương trình Sữa học đường, người Nhật ngày nay không còn chịu biệt danh “Nhật lùn” khi mà chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật Bản hiện đã lên đến mức 1,715m.

Ở Thái Lan, chương trình Sữa học đường được phát động cách đây hơn 30 năm cũng có những kết quả thành công đáng tự hào. Đến nay, chiều cao của trẻ em Thái Lan đã tăng được gần 5cm so với chuẩn.

Các thông tin hoạt động của chương trình đang được cập nhật thường xuyên tại website suahocduong.vn và fanpage Sữa Học Đường – Vì Tầm Vóc Việt.