Sự phát triển và mức độ lên cân, chiều cao của bé theo từng giai đoạn tăng trưởng sau này là một điều đáng quan tâm đối với các bậc phụ huynh. Việc bé không lên cân hay bé đạt chiều cao cân nặng quá mức sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sau này.
1. Tại sao bé không đạt chuẩn chiều cao, cân nặng?
Những trẻ thấp bé, nhẹ cân
- Một lý do đầu tiên phải kể đến đó là do trẻ ăn uống chưa đủ, ít bữa. Thức ăn của trẻ ít dinh dưỡng dẫn đến thiếu chất cho trẻ.
- Trẻ ăn tốt nhưng lại hoạt động nhiều quá sức dẫn đến tiêu hao, mất năng lượng nhiều.
- Trẻ mắc một số bệnh nhưng chưa nhận thấy hay chưa chữa trị kịp thời
Những trẻ thừa cân
- Lý do phổ biến nhất dẫn đến việc trẻ thừa cân đó là năng lượng từ bữa ăn của trẻ vượt quá nhu cầu.
- Trẻ ít vận động, vận động chưa đủ mà lại dành nhiều thời gian xem ti vi, chơi điện tử,…
2. Làm thế nào để phát hiện trẻ không đạt chuẩn chiều cao cân nặng
Các phụ huynh cần theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao. Nếu trẻ tặng cân đều đặn không vượt quá ngưỡng cho phép thì đo là dấu hiệu quan trọng của một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường. Ngược lại, nếu trẻ không tăng cân thì đó là dấu hiệu báo động về tình trạng sức khỏe của trẻ không ổn định. Việc theo dõi cân nặng chiều cao cho trẻ thường xuyên sẽ giúp cha mẹ phát hiện sớm các tình trạng suy dinh dưỡng hoặc thừa cân ở trẻ để xử trí kịp thời.
Một số lưu ý khi cân trọng lượng và đo chiều cao cho trẻ
Cân trọng lượng
- Khi đo trọng lượng cho các bé để chuẩn nhất, phụ huynh nên đo sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện.
- Đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200-400g)
- Trong vòng một năm đầu phụ huynh nên cân bé mỗi tháng một lần.
Đo chiều cao
- Luôn nhớ bỏ giày, mũ nón cho con trước khi đo
- Chiều cao của trẻ đo chính xác nhất vào buổi sáng
3. Các giúp trẻ đạt chuẩn chiều cao, cân nặng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Các phụ huynh cần thường xuyên thay đổi thực đơn, đa dạng các món ăn cho trẻ. Các nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ đó là đạm, bột đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, phụ huynh nên chọn cho trẻ những loại thực phẩm tươi mới, đảm bảo an toàn vệ sinh để bé có thể khỏe mạnh nhất.
Tạo thói quen ăn uống lành mạnh
Tạo thói quen ăn uống lành mạnh ở đây có nghĩa là các phụ huynh không nên cho bé ăn nhiều những thực phẩm ngoài hàng không rõ nguồn gốc. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được các nguy cơ bệnh tật. Một chú ý nữa đó là các phụ huynh cần tạo cho trẻ thói quen ăn uống tự lập, không nên chiều con mà cho con vừa ăn vừa chơi điện tử, xem ti vi,… Thói quen này có thể gây hại đến dạ dày, khiến hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng.
Tẩy giun định kì
Trong trường hợp bé đã ăn uống đúng cách, đủ bữa nhưng vẫn không tăng cân hay chiều cao thì có thể bé đang gặp vấn đề về đường tiêu hoá khiến trẻ không hấp thụ được thức ăn. Bạn cần phải kiểm tra lại xem đã tẩy giun định kì cho trẻ 6 tháng/lần. Nếu đã chăm sóc trẻ cẩn thận, tẩy giun đúng lịch mà vẫn không có tác dụng thì bạn nên cho bé đi bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
Khuyến khích vận động
Đây là điều không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của bé. Các phụ huynh hãy tạo điều kiện cho bé chơi đùa, vận động ngoài trời hay tham gia một môn thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp các bé khỏe mạnh hơn từ đó có thể đạt được chuẩn chiều cao và cân nặng.
Chăm sóc giấc ngủ
Các phụ huynh cần tạo cho bé một thói quen đi ngủ sơm, ngủ đủ giấc mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bé lấy lại sức sau khi đã hoạt động cả ngày. Một giấc ngủ ngon trước mỗi sáng thức dạy sẽ giúp các bé khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng trước ngày mới.