Sữa học đường: Dùng sữa nào cho tốt?

Ngày 28/9 vừa qua, Cục An toàn thực phẩm vừa ban hành Quyết định về Quy định đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường. Tôi cho rằng đây là Quyết định rất kịp thời vì có đi làm trực tiếp các hoạt động tập huấn về dinh dưỡng học đường, sữa học đường mới thấy vấn đề chất lượng sữa và vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm rất quan trọng. Và đây cũng là căn cứ để nhà trường, phụ huynh lựa chọn sữa học đường nào cho tốt.

Tầm quan trọng của sữa tươi

Trong năm học 2015-2016, tôi được mời tham gia tập huấn dinh dưỡng cho Chương trình Sữa học đường tại tỉnh Nghệ An. Chương trình này có sự đồng hành của tập đoàn TH, đơn vị có sản phẩm sữa tươi TH school MILK. Chúng tôi rong ruổi khắp các huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ Đô Lương, Nam Đàn, Diễn Châu tới các huyện xa xôi hơn để hỗ trợ các nhà trường hiểu về dinh dưỡng học đường và sử dụng sữa học đường.

sua-hoc-duong-dung-sua-nao-cho-tot

Học sinh tiểu học huyện Đô Lương (Nghệ An) uống sữa tươi TH school MILK.

sua-hoc-duong-dung-sua-nao-cho-tot-hinh-2

Với sự tích cực, miệt mài các thầy cô giáo, các cán bộ viên chức các trường mầm non, tiểu học ở Nghệ An đón nhận một cách tích cực, việc truyền thông đã giúp những người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng lứa tuổi vàng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của sữa tươi và Chương trình Sữa học đường. Rất vui là nhiều bà mẹ trẻ đã dần dần thay đổi thói quen mua quà vặt cho con, thay vì mua gói bim bim hay chai nước có ga họ đã mua hộp sữa tươi cho con uống. Vui hơn nữa là nhiều thầy cô giáo đã không quản khó khăn, vất vả để mỗi học sinh đều được hưởng thụ chính sách nhân văn này.

Tôi cũng chia sẻ rằng, ở các nước phát triển, uống sữa đã trở thành nhu cầu thiết yếu hàng ngày và là nét văn hóa lâu đời của người dân, sữa tươi được xem là thực phẩm rất dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất từ thiên nhiên, rất tốt cho cơ thể. Sữa tươi không những được sử dụng thường xuyên như một thức uống hàng ngày, mà còn dùng dưới nhiều hình thức khác nhau từ pha chế, trộn với trái cây, làm bánh và thêm vào các món ăn.

Trong khi đó tại Việt Nam, số lượng trẻ em được uống sữa mỗi ngày còn rất ít và thường tập trung tại các đô thị lớn. Và ngay cả ở các đô thị lớn, trẻ em được uống sữa nhưng cũng khó kiểm soát chất lượng. Đơn cử như cơ quan chức năng đã phát hiện tại TPHCM có những loại “sữa cỏ” là sữa bột kém chất lượng được đưa vào trường học, kết quả kiểm định chất lượng sữa cho thấy các thành phần dinh dưỡng không đúng như đăng ký, và có vi chất dinh dưỡng còn không có, dù trên bao bì họ có ghi thành phần. Vì thế, việc ban hành Quy định về sản phẩm sữa sẽ góp phần “gác cửa” để sữa kém chất lượng không thể hoành hành trong trường học.

sua-hoc-duong-dung-sua-nao-cho-tot-hinh-3

Đồ họa hướng dẫn cho trẻ trước khi uống sữa.

Khi triển khai Chương trình tại Nghệ An, tôi rất quan tâm tới chất lượng của sản phẩm sữa đồng hành với Chương trình. Chúng tôi cùng nhau tìm hiểu sản phẩm TH SCHOOL MILK và hoàn toàn yên tâm khi biết đây là sản phẩm chế biến từ sữa tươi sạch nguyên chất của trang trại TH – trang trại bò sữa xác lập kỷ lục lớn nhất châu Á, bổ sung dưỡng chất thiết yếu để phù hợp với thể trạng và yêu cầu phát triển của trẻ trong độ tuổi học đường.

Sữa tươi đã tốt rồi, nhưng uống thế nào cho phù hợp cũng rất quan trọng. Chúng tôi có các khuyến nghị: Đối với lớp học có trẻ mầm non và tiểu học bán trú, thời gian uống sữa là từ 14h – 15h; Đối với lớp học có thành phần trẻ học không bán trú, thời gian uống sữa trước giờ ra chơi giữa buổi học. Điều này giúp trẻ hấp thu sữa tốt hơn.

sua-hoc-duong-dung-sua-nao-cho-tot-hinh-4 sua-hoc-duong-dung-sua-nao-cho-tot-hinh-5

Hiệu quả đặc biệt

Sữa tươi hoàn toàn khác với sữa hoàn nguyên – được pha ra từ sữa bột, lượng dinh dưỡng hao hụt và bị biến đổi do xử lý nhiệt nhiều lần. Với những thực tế kiểm nghiệm, có thể nói sữa tươi học đường là một trong những thực phẩm hoàn hảo nhất cho lứa tuổi học đường!

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhấn mạnh: Sữa tươi là sản phẩm nhạy cảm và được sản xuất đúng điều kiện (có vỏ bao bì tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng sữa bên trong); Với bao bì tiêu chuẩn nhưng bảo quản và vận chuyển cũng cần đúng hướng dẫn thì mới duy trì sữa được giữ chất lượng trong thời hạn (date hàng) của sản phẩm. Cuối cùng là dù chất lượng và bảo quản tốt nhưng sử dụng sữa cũng phải đúng cách thì mới phát huy được hiệu quả của sữa.

Với các hoạt động triển khai khoa học, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về vận chuyển, bảo quản sữa học đường tại trường học, tập đoàn TH đã thực sự mang lại thành công cho chương trình.

sua-hoc-duong-dung-sua-nao-cho-tot-hinh-6

Tôi rất vui mừng trong năm học 2015-2016, sau một năm triển khai Chương trình Sữa học đường với sản phẩm TH school MILK, các chỉ số về dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo, tiểu học đã được cải thiện đáng kể. Cụ thể:

– Suy dinh dưỡng (SDD) thể cân nặng/tuổi ở các trường mầm non giảm trung bình là 2,45%, cao hơn mức giảm trung bình hàng năm từ 2010 đến nay (0,7%/năm) và cao hơn mức giảm trung bình ở các trường mầm non chưa triển khai chương trình (1,44%).

– SDD chiều cao/tuổi ở các trường mầm non giảm trung bình là 2,07%, cao hơn mức giảm trung bình hàng năm từ 2010 đến nay (1,0%/năm) và cao hơn mức giảm trung bình ở các trường mầm non chưa triển khai chương trình (1,18%).

– SDD thể cân nặng/tuổi ở các trường tiểu học giảm trung bình là 1,69%, cao hơn mức giảm trung bình ở các trường tiểu học chưa triển khai chương trình (0,98%).

– SDD chiều cao/tuổi ở các trường tiểu học giảm trung bình là 1,43%, cao hơn mức giảm trung bình ở các trường tiểu học chưa triển khai chương trình (0,79%).

Chương trình Sữa học đường tỉnh Nghệ An được triển khai trên 17/21 huyện thành thị, thu hút 215.851 học sinh tại các trường mầm non, tiểu học đăng ký tham gia, đạt 50% số học sinh toàn tỉnh. Tổng kinh phí về sản phẩm của chương trình là trên 84 tỷ đồng trong đó tập đoàn TH hỗ trợ và ứng trước là 30.3 tỷ đồng.

Chương trình hỗ trợ học sinh theo 3 diện: Diện A là học sinh thuộc diện hộ nghèo được tài trợ 100% chi phí sản phẩm; Diện B là học sinh thuộc diện hộ cận nghèo được tài trợ 50% chi phí sản phẩm; Diện C: là học sinh thuộc diện còn lại được tài trợ 30% chi phí sản phẩm.

Nhà giáo ưu tú – Tiến sĩ, Đặng Thị Thu Thủy

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển nhân lực

Nguồn: kienthuc.net.vn