Chương trình Sữa học đường: Chưa triển khai đã thấy khó

Kinh phí, cơ s vt cht thiếu, nhân lc chưa đáp ng… khiến nhiu tnh thành chưa th trin khai thc hin Chương trình Sa hc đưng mc dù Thng Chính ph đã phê duyt t tháng 7-2016.

Thực trạng này được nêu ra tại Hội thảo Hướng dẫn triển khai Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo, tiểu học đến năm 2020. Hội thảo do Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế tổ chức tại TP.HCM ngày 2-8.

Theo TS. Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD-ĐT), hiện nay trẻ em và học sinh tiểu học chiếm khoảng 1/5 dân số. Tuy nhiên, dinh dưỡng nhiều nơi chưa được quan tâm, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) từ 2 đến 12 tuổi còn cao, đặc biệt vùng nông thôn.

Để khắc phục tình trạng này, Chương trình Sữa học đường được triển khai thông qua hoạt động cho trẻ uống sữa. Kinh phí thực hiện từ việc huy động sự tham gia, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, đóng góp của gia đình, cộng đồng và ngân sách địa phương. Làm sao để đến năm 2020, 100% trẻ các huyện nghèo và 70% trẻ vùng thành thị, nông thôn được uống sữa. Qua đó, giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trung bình là 0,6%/năm và giảm trung bình 0,7%/năm tỷ lệ SDD thể thấp còi. Cũng đến năm 2020, chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi tăng từ 1,5 đến 2cm so với năm 2010.

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng đề án các địa phương đều gặp khó khăn. Một phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên chia sẻ, về vật chất, điều kiện phòng lưu trữ sữa, tủ lạnh bảo quản không phải trường nào cũng có. Chưa kể khi đi vào thực hiện, công việc của giáo viên sẽ tăng thêm vì phải kiêm nhiệm thu tiền, cho trẻ uống sữa, dọn vệ sinh, bảo quản, đánh giá tác động…

Hiện tại Sở GD-ĐT Phú Yên đã xây dựng xong kế hoạch thực hiện và đang chờ HĐND thông qua để triển khai trong năm học 2017-2018.

Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang đã xây dựng xong kế hoạch nhưng vẫn phải chờ chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về đội ngũ thực hiện. Bởi liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), xử lý sự cố ngộ độc đòi hỏi phải có nhân viên y tế. Nhưng hiện nay Tiền Giang mới có trên 50% trường học có nhân viên y tế, còn lại là giáo viên kiêm nhiệm.

Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đã xây dựng xong kế hoạch và đang chờ UBND TP phê duyệt để triển khai trong năm học này. Ông Nguyễn Văn Gia Thụy, Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng (Sở GD-ĐT TP.HCM) cho rằng, khó đánh giá kết quả đầu ra. Bởi kết quả này phải dựa trên cả quá trình uống sữa xuyên suốt trong năm của trẻ. Tuy nhiên kế hoạch chỉ xây dựng 9 tháng, còn 3 tháng hè thì không – đây là thời gian trẻ ở nhà, phụ thuộc vào gia đình. Nếu gia đình khá giả, trẻ sẽ được uống sữa đều đặn, ngược lại trẻ khó có cơ hội được uống sữa.

Trong khi các địa phương đều đã xây dựng xong đề án thì Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa bắt tay thực hiện. Một phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh này cho biết, khi chương trình được phê duyệt, UBND tỉnh giao Sở Y tế triển khai. Có thể do đối tượng uống sữa không phải là bệnh nhân mà là học sinh nên Sở Y tế không mặn mà nên Sở GD-ĐT cứ phải… chờ.

Xung quanh vấn đề này, PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, cho biết: “Mỗi địa phương phải thành lập Ban chỉ đạo sữa học đường để mọi trẻ nhỏ đều được uống sữa. Qua đó, sở y tế phải đề cao vai trò trách nhiệm về VSATTP, còn sở GD-ĐT có trách nhiệm đưa sữa vào nhà trường. Giữa 2 sở cần có sự phối hợp chặt chẽ thì cơ hội nhiều trẻ được uống sữa sẽ rất cao”.

Theo Báo Giáo dục Online