Dinh dưỡng cho trẻ 6-12 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ chuẩn bị cho việc phát triển để trở thành người lớn hoàn chỉnh, do đó phụ huynh nên phối hợp với nhà trường để có một thực đơn phù hợp.

bang-3550-1406537998

Nguồn: WHO 2014. Hướng dẫn có tính chất tham khảo.

Sự phát triển trí tuệ và các năng lực của trẻ

Ở giai đoạn này, trẻ có thể cầm viết vững để tập viết chữ, tô màu, vẽ hình, tập đánh đàn, gõ trống. Ngoài ra, trẻ phân biệt được màu sắc, ghi nhớ hình ảnh, tiếng động tốt hơn và khả năng làm toán tính, so sánh, đếm số cũng phát triển hơn…

Vì vậy, đây là thời gian để cha mẹ cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với thế giới xung quanh nhiều hơn. Nếu trẻ thích thú hay tỏ ra có năng khiếu về một môn học như hội họa, âm nhạc, bơi lội, võ thuật cần tạo điều kiện cho bé trau dồi và rèn luyện. Ngoài môn học nặng khiếu, mẹ nên cho trẻ mở rộng hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Việc học văn hóa vẫn là ưu tiên hàng đầu và việc học ngoại ngữ nên được bắt đầu sớm.

Mẹ cũng nên dành thời gian vui chơi và trò chuyện với trẻ để có cơ hội lắng nghe bé giải bày những lo lắng, băn khoăn trong cuộc sống. Qua đó, mẹ có thể theo dõi sự phát triển tâm lý của con. Tình yêu thương đúng mực của cha mẹ sẽ giúp trẻ hình thành, phát triển thói quen và nhân cách để phát huy năng lực tốt nhất.

VITA2-Toolkit-Illustration-Art-4218-1639-1406537998

Nguy cơ rối loạn dinh dưỡng độ tuổi 6-12 tuổi

Trẻ suy dinh dưỡng thì khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng và nhiều loại bệnh khác cao hơn với biến chứng nặng nề hơn vì sức đề kháng yếu. Thiếu dinh dưỡng làm trẻ lười vận động, học tập thua sút do giảm sức tập trung và khả năng tư duy.

Những trẻ béo phì có nguy cơ tăng cân nhanh, do đã tự chủ trong việc ăn uống và sinh hoạt. Do đó, phụ huynh chú ý không nên lưu trữ nhiều thức ăn ngọt, béo trong tủ lạnh. Cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sớm và duy trì vận động nhiều để cơ thể phát triển cân đối. Trẻ béo phì thường dậy thì sớm và ngưng tăng trưởng chiều cao sớm hơn.

VITA2-Toolkit-Illustration-Art-4137-3453-1406537999

Dinh dưỡng cho trẻ 6-12 tuổi

Trẻ vẫn cần ăn đủ 3 bữa ăn chính với 4 nhóm thực phẩm (bột đường, đạm béo, rau, trái cây…) và 2-3 bữa phụ xen giữa những bữa chính mỗi ngày. Chú ý cho trẻ ăn đủ chất vào bữa sáng và những bữa phụ. Theo đó, bữa sáng của trẻ cần được bổ sung chất đạm từ thịt, cá, trứng và các loại đậu; chất béo có trong bơ, pate; chất rau trong xà lách hay dưa leo và vitamin từ các loại trái cây.

Các món ăn phụ như sữa chua, phomai, bánh flan, trái cây… rất cần thiết cho khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu canxi, hàng ngày nên bổ sung cho bé khoảng 150ml sữa hay các chế phẩm từ sữa.

Nếu trẻ tăng cân chậm, không tăng cân hoặc tăng cân quá nhanh trên 500gram mỗi tháng, mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để bác sĩ tư vấn và theo dõi đà tăng trưởng của bé.

Mẹ cần phối hợp với nhà trường để có một thực đơn phù hợp cho bé với thời gian và liều lượng ăn hợp lý, đồng thời tạo điều kiện cho bé vận động, tập thể dục thể thao nhiều hơn. Sau giờ học hoặc vào cuối tuần, cha mẹ hãy sum họp gia đình và dành thời gian vui chơi cùng bé.

VITA2-Toolkit-Illustration-Art-6842-5411-1406537999

Thực đơn mẫu

– 7h: Một tô cánh canh giò heo, rau xà lách và một hộp sữa tươi 200ml

– 9h30: Một bánh bông lan nho và một trái quýt

– 12h: 1-2 chén cơm với tôm rang thịt, canh rau lang nấu thịt bò, dưa hấu

– 15h30: Một ít táo sẽ giúp trẻ có một buổi chiều thoải mái

– 18h30: 1-2 chén cơm với trứng chiên có phô mai cắt cục, canh rong biển nấu thịt nạc

– 21h – 21h30: Một ít trái cây trước khi đi ngủ

Nguồn: vnexpress.net