Những điều cần biết về Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng – Protein năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi
1. Suy dinh dưỡng Protein – năng lượng là gì? 

Là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất protein để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị suy dinh dưỡng protein – năng lượng, gọi tắt là “Suy dinh dưỡng”.

2. Nguyên nhân chính dẫn tới suy dinh dưỡng Protein – năng lượng là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng Protein – năng lượng mà chủ yếu trong đó là do:

  • Ăn uống thiếu cả về số lượng và chất lượng.

  • Ốm đau kéo dài như hậu quả của các đợt ỉa chảy, viêm phổi, sởi.

  • Bị suy dinh dưỡng trong thời kỳ bào thai: đẻ ra đã bị nhẹ cân (có cân nặng lúc đẻ ra là dưới 2,5kg).

Bữa ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho trẻ.

Bữa ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho trẻ.

3. Biểu hiện của suy dinh dưỡng Protein – năng lượng là gì?

Khi theo dõi tình trạng sức khỏe của con, nếu thấy bé có những dấu hiệu về mặt thể chất dưới đây, các bậc phụ huynh cần chú ý đưa bé đến các trung tâm tư vấn dinh dưỡng trẻ được kiểm tra và các chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho bé.

  • Phát triển chậm: không lên cân, hoặc bị giảm cân. Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có thể giảm trên 40% cân nặng so với đứa trẻ dinh dưỡng tốt cùng tháng tuổi.

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có thể thấy rõ bị teo cơ. Gầy còm, xanh xao, lười ăn, dễ bị nhiễm khuẩn. Có những trường hợp bị phù, thậm chí phù nặng.

  • Hiện nay, đa số trẻ em bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và thể vừa mà biểu hiện là thấp bé, nhẹ cân. Thể suy dinh dưỡng này cũng rất quan trọng vì ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, do đó cần phải phòng chống thông qua chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý.

4. Phòng chống suy dinh dưỡng Protein – năng lượng

  • Theo dõi sự phát triển của trẻ thường xuyên bằng biểu đồ phát triển.
  • Nuôi trẻ bằng sữa mẹ đúng cách: cho trẻ bú sữa mẹ ngay trong nửa giờ đầu sau khi sinh, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó cho trẻ ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ kéo dài cho tới khi trẻ được 18-24 tháng tuổi.
  • Từ một tuổi trở đi, nên cho trẻ uống sữa tươi hàng ngày để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết mà bữa ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ.
  • Không nên cho trẻ ăn bổ sung sớm khi trẻ chưa được tròn 6  tháng tuổi (ăn bổ sung còn được gọi là ăn sam hay ăn dặm).
  • Cho trẻ ăn bổ sung đủ lượng, đủ chất, cân đối với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (Đạm; Tinh bột; Chất béo; Vitamin và muối khoáng).
  • Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ và những người chăm sóc trẻ. Đảm bảo môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.
  • Khi trẻ ốm (ỉa chảy, viêm phổi, sởi) cần đưa trẻ đi khám bệnh, nuôi dưỡng và điều trị theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

TH true MILK (14)

nên cho trẻ uống sữa tươi hàng ngày để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết mà bữa ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đến trường (trên 5 tuổi)

Các bạn học sinh nếu có chế độ ăn uống và rèn luyện thể lực không hợp lý, các bạn dễ bị thiếu hoặc thừa dinh dưỡng. Cả 2 trường hợp (thiếu và thừa dinh dưỡng) đều không tốt cho sức khỏe.
Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, ta dùng đến chỉ số BMI: Chỉ số BMI được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao tính bằng mét. Kết quả chỉ số BMI này được so sánh đối chiếu với 1 bảng chuẩn của tổ chức y tế thế giới, qua đây ta sẽ đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của mình.

Bạn cũng có thể tự đối chiếu so sánh chỉ số BMI của bạn với bảng phân loại BMI chuẩn tại đây:

Bảng phân loại BMI dành cho các bạn trai

Bảng phân loại BMI dành cho các bạn gái

Ngưỡng phân loại tình trạng dinh dưỡng học sinh (5-19 tuổi) dựa vào chỉ số BMI:

  • Thừa cân: >+1SD (tương đương với mức BMI = 25 kg/m2 ở nhóm 19 tuổi)

  • Béo phì: >+2SD (tương đương với mức BMI = 30 kg/m2 ở nhóm 19 tuổi)

  • Bình thường: Từ –2SD đến +1SD

  • Gầy: <-2SD

  • Rất gầy: <-3SD

BMI của con bạn nằm trong khoảng nào?