Sữa là nguồn dinh dưỡng quý giá đối với chúng ta. Một số chất dinh dưỡng quan trọng có trong sữa tươi có thể kể đến là: vitamin, khoáng chất, protein, carbohydrat và chất béo. Đây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên và bổ dưỡng có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh
1. Vitamin
Sữa tươi rất giàu các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu để duy trì sự cân bằng và hoạt động bình thường của cơ thể. Sữa có chứa đa dạng các loại vitamin như: vitamin A, vitamin D, folat và các vitamin nhóm B (B1, B2,B3…).
Vitamin A có ảnh hưởng tới những gen quyết định sự phát triển liên tiếp của một số cơ quan trong quá trình phát triển phôi thai. Với trẻ em, vitamin A giúp phát triển chiều cao và cân nặng, đặc biệt quan trọng với hoạt động của mắt. Thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường,…
Vitamin D đóng vai trò chính trong việc bảo đảm hoạt động của cơ bắp, tim, phổi và chức năng hoạt động của não. Sữa tươi là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời, mỗi ly sữa đáp ứng ¼ lượng vitamin D mỗi ngày.
Tất cả các loại vitamin nhóm B giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn (carbohydrat) thành nhiên liệu (glucose), được sử dụng để sản xuất năng lượng. Vitamin nhóm B cũng giúp cơ thể sử dụng chất béo và protein, cần thiết cho làn da khỏe mạnh, tóc, mắt và gan, hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh đúng. Vitamin B1 (có tác dụng duy trì năng lượng), B2 (thiếu hụt B2 là những khó chịu ở vùng miệng như đau nhức, nóng rát môi và đau lưỡi), B3 (xử lý chất béo trong cơ thể),…
2. Chất khoáng (canxi, phôt-pho, ma giê, kẽm, kali,…)
Uống sữa tươi là cách tốt để bổ sung khoáng chất vì sữa tươi là nguồn thực phẩm chứa khoáng chất đa dạng như canxi, photpho, ma giê, kẽm, kali,…
Chất khoáng là nhóm dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe. Uống sữa tươi là cách tốt để bổ sung khoáng chất vì sữa tươi là nguồn thực phẩm chứa khoáng chất đa dạng như canxi, phôt-pho, ma giê, kẽm, kali… Đây là những khoáng chất không thể thiếu cho hoạt động của cơ thể.
Canxi đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh,… Trẻ em ở độ tuổi 7-9 tuổi, 13-16 tuổi là thời kỳ quan trọng cần bổ sung canxi. Hàng ngày do thiếu canxi, canxi trong xương phải chuyển một phần cho máu, dần dần xương bị loãng, gây ra bệnh loãng xương.
Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với nhu cầu cơ thể, đặc biệt là đổi với sức khỏe não bộ. Kẽm giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Khi cơ thể không đủ kẽm, tóc có thể mỏng dần, dẫn đến gãy rụng. Cũng như sắt, kẽm, canxi… magiê là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Thiếu magiê trẻ sẽ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hoà, gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân.
3. Protein
Cơ thể cần một lượng protein bổ sung thông qua chế độ ăn hàng ngày. Protein hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể. Protein chiếm tới trên 50% khối lượng khô của tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào. Thiếu protein dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Trong chế độ ăn hàng ngày cần có protein giúp sửa chữa và làm mới các tế bào. Protein cũng rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển trong thời thơ ấu, tuổi vị thành niên, và mang thai.
4. Carbohydrat và chất béo
Carbohydrat và chất béo giúp cung cấp năng lượng cho sự phát triển và các hoạt động thể chất. Hai dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển và quá trình sản xuất năng lượng ở trẻ trong độ tuổi học đường. Chất béo còn có vai trò tối quan trọng đối với sự phát triển trí não và hệ thần kinh ở trẻ em. Cơ thể cần cung cấp gluxit (đường bột) một cách đều đặn để nuôi não bộ và não bộ giữ độc quyền một lượng lớn glycogen, với 2/3 lượng carbohydrat trong máu trong khi ngủ. Chính vì điều này, cơ thể luôn đòi hỏi cung cấp đều đặn carbohydrat để chuyển chúng thành glycogen dự trữ.