(Đời sống) – Chương trình Sữa học đường có ý nghĩ rất quan trọng trong việc phát triển tầm vóc và trí tuệ trẻ em Việt Nam trong tương lai
Đó là khẳng định của PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển tiềm năng con người, cố vấn Chương trình Sữa học đường (Bộ GD – ĐT) khi nhận định về nguồn sữa phù hợp nhất có thể đưa vào Chương trình Sữa học đường Quốc gia khi triển khai trong cả nước.
Nhà giáo nhân dân – PGS.TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh
PV: Là cố vấn của chương trình Sữa học đường ông đánh giá như thế nào về tác dụng của sữa học đường đối với sự phát triển tầm vóc Việt?
Chương trình Sữa học đường có ý nghĩ rất quan trọng trong việc phát triển tầm vóc và trí tuệ trẻ em Việt Nam trong tương lai. Việc cho trẻ em uống sữa là tiền đề đầu tiên cho sự phát triển đó. Tuy nhiên, uống sữa không phải là uống một cách tùy tiện mà phải có tiêu chuẩn và liều lượng cụ thể từ khi trẻ ở giai đoạn sơ sinh đến 6 tuổi rồi 12 tuổi, nói nôm na là từ giai đoạn mầm non đến tiểu học.
Trong giai đoạn này, ngoài việc góp phần nâng cao thể lực, chiều cao thì sữa còn góp phần nâng cao trí tuệ, trí thông minh cho trẻ. Vì vậy, nếu được thực hiện tốt thì chương trình này chính là một “phần thưởng” rất lớn cho thế hệ trẻ.
Đã một năm sau khi được Chính phủ phê duyệt nhưng hiện chương trình Sữa học đường mới chỉ triển khai ở một vài tỉnh thành, trong đó chỉ có duy nhất tỉnh Nghệ An triển khai toàn tỉnh, còn lại là làm ở quy mô nhỏ. Theo ông, những khó khăn gì đã khiến việc thực hiện chậm trễ như vậy và hướng khắc phục thế nào?
– Có rất nhiều khó khăn, đầu tiên là về kinh phí, hiện nay với các gia đình có mức thu nhập trung bình trở lên chỉ có 1 – 2 con nên họ rất quan tâm, nếu được phổ biến chắc chắn các bậc cha mẹ sẽ ủng hộ chương trình này. Nhưng, đối với các gia đình nghèo, ở vùng sâu, vùng xa thì việc thực hiện không hề dễ. Việc xoay sở cho con ăn đủ no, mặc đủ ấm đã là một vấn đề rồi, làm sao có thể nghĩ đến việc đủ điều kiện cho con uống sữa. Những đối tượng này cần sự vào cuộc của cả xã hội, nếu xây dựng được mỗi tỉnh một quỹ sữa học đường thì tất cả trẻ em sẽ có cơ hội được thụ hưởng nguồn sữa một các công bằng nhất.
Học sinh mẫu giáo tại Nghệ An uống sữa học đường TH school milk trong bữa ăn xế |
Khó nữa là nhận thức của xã hội, hiện nay nhiều người cho rằng việc trẻ em được uống sữa không phải là việc gì cấp bách nên vào cuộc chưa tích cực. Trở ngại khác là nếu triển khai Sữa học đường các thầy cô giáo sẽ thêm việc nhưng không có hỗ trợ kinh phí. Làm sao để các thầy cô thấy được cần phải vì trẻ em, vì tương lai của học trò mình, để thầy cô hiểu rằng nếu trẻ có thể lực trí tuệ phát triển thì việc tiếp thu bài vở sẽ tốt hơn. Khi đó thầy cô sẽ có trách nhiệm hơn trong việc triển khai cho trẻ uống sữa.
Khó khăn nữa là vấn đề vận chuyển và kiểm nghiệm chất lượng. Sữa học đường phải có tiêu chuẩn riêng, tiêu chuẩn ấy phải đồng nhất cho tất cả mọi doanh nghiệp nếu muốn phục vụ sữa học đường. Ngoài ra, vấn đề vận chuyển đến tận cơ sở với thời gian cho phép giới hạn cũng cần được đảm bảo. Phải có cơ chế hỗ trợ các trường về cơ sở vậy chất, hướng dẫn cách bảo quản sử dụng sữa để nguồn sữa đến với trẻ là nguồn sữa tốt nhất, đúng chuẩn nhất.
Hiện nay, còn rất nhiều tranh cãi xung quanh việc loại sữa nào thì phù hợp nhất với tiêu chuẩn Sữa học đường và giúp tối ưu nhất sự phát triển trí tuệ và chiều cao của trẻ ở giai đoạn mầm non tiểu học? Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
– Theo tôi, sữa tốt nhất nên đưa vào chương trình Sữa học đường là sữa tươi tiệt trùng. Đây là sữa tươi nguyên chất được làm tiệt trùng ở nhiệt độ 140 độ và rất nhanh trong 4 – 5 giây, thời gian sử dụng được 6 tháng vừa tiện vừa an toàn mà vẫn giữ được các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Cùng với đó, sữa tươi cần bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng để đảm bảo bù đắp những thiếu hụt về vi chất dinh dưỡng ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học.
Theo Đất Việt Online