“Gùi” sữa học đường lên vùng cao

cover3-1479959175578

sub1-1479875729937

Thầy Bùi Hoàng Báu – Phó Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Châu, Nghệ An vẫn nhớ như in câu chuyện khiến ông cùng đoàn cán bộ giáo viên lúc đó thật sự cảm động và thấy quặn lòng.

Đó là đợt thầy Báu dự lễ khai giảng ở xã Châu Bính vào năm học trước. Lúc ấy, chương trình sữa học đường chưa được triển khai, nhưng chuyến đi có cán bộ Tập đoàn TH về dự và trao tặng sữa.

3-1479867390719Đón nhận những hộp sữa từ tay các thầy, cô giáo, ánh mắt đứa trẻ nào cũng sáng lên niềm sung sướng. Nhiều đứa vội vã mở hộp sữa uống ngay cho đã cơn thèm. Nhưng không ít đứa trẻ khác chỉ dám mở hộp rót sữa vào nắp để nhấp từng ngụm nhỏ rồi lại vặn nắp vào. Cứ như thế, lúc nào thèm, chúng mới mở nắp ra nhấm nháp, tận hưởng.

quotes-fix-1479961118964nn

"Lúc đó, tôi và mọi người thấy thương các cháu lắm. Các em chưa bao giờ được uống sữa nên trân trọng, quý giá lắm", thầy Báu tâm sự.

Trong số 17/21 huyện, thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An, huyện Quỳ Châu được đánh giá là nơi thực hiện tốt nhất chương trình sữa học đường. 100% số trường tiểu học và mầm non trong huyện tham gia. Mới đầu, số lượng học sinh tham gia còn ít. Nhưng khi biết được những lợi ích, sự hỗ trợ mà chương trình mang đến, các phụ huynh đã đăng ký cho con mình.

sub2-1479971970892

Bản Thung Khạng (xã Châu Bình) được xem là vùng sâu, vùng xa nhất của huyện Quỳ Châu. Người dân nơi đây chủ yếu là dân tộc thiểu số Thái, Thanh có tới 98% các hộ gia đình thuộc hộ nghèo.

Từ quốc lộ 48 vào bản, tuyến đường dài hơn 10km nhưng chỉ có 2km là đường nhựa, còn lại là đường đầy bùn đất, đá núi lởm chởm. Cách di chuyển duy nhất vào bản là đi bộ và phải mất khoảng gần 1 giờ đồng hồ.

Chính vì vậy, việc "gùi" những thùng học đường sữa tươi sạch lên vùng cao cũng rất vất vả, nhưng lại đầy ý nghĩa.

2-1479866512791

Ở bản Thung Khạng có 1 điểm trường tiểu học Thung Khạng và 1 điểm trường xã Châu Bình. Toàn điểm trường tiểu học có 108 học sinh ở 5 lớp tiểu học. Trường mầm non có 31 cháu nhỏ.

Cô Nguyễn Thị Thái – Hiệu trưởng trường tiểu học Châu Bình 2 cho biết, ngay khi biết có dự án Sữa học đường với nhiều hỗ trợ cho các em học sinh nghèo, nhà trường đã đăng ký tham gia. Tháng 4/2016, sữa TH true Milk được chuyển về trường và phát cho các em học sinh.

Vì điểm trường Thung Khạng có đến 99% học sinh thuộc hộ nghèo nên được miễn giảm 100% sữa. Chỉ duy nhất một em nhỏ không thuộc diện hộ nghèo nên đóng 70% chi phí.

Vì quá nghèo và đường đi cách trở nên những năm trước học sinh ở đây thường xuyên bỏ học. Mỗi lần như thế, các thầy, cô giáo lại phải trèo đèo lội suối đến động viên từng nhà và đưa học sinh trở lại trường.

4-1479871376047

Thế nhưng từ cuối năm học 2015-2016, khi chương trình Sữa học đường được triển khai, các em học sinh ít bỏ tiết và đi đầy đủ hơn hẳn. Gần như không có tình trạng bỏ trốn học ở nhà như trước. Theo các thầy cô, chính sữa học đường miễn phí đã kéo bước chân các em đến trường.

"Ở đây là dân tộc thiểu số, điện phải dùng điện cù ở suối, cuộc sống khó khăn nên chưa bao giờ các em biết đến sữa. Từ ngày đầu cho đến bây giờ, lúc nào nhận sữa cũng là lúc náo nhiệt nhất của các em. Học sinh giục nhau bảo nhau đi học đầy đủ và đúng giờ để được uống sữa. Nếu chương trình này mà dừng thì không khéo các em lại nghỉ học như  trước" – cô Liễu, giáo viên điểm trường Thung Khạng chia sẻ. 

sub3-1479867529707

Ở điểm trường Thung Khạng, ngoài dạy con chữ thì các giáo viên còn chăm chút học sinh như là người cha mẹ thứ hai. Vậy nên những thay đổi về cơ thể, tâm lý của học sinh cũng được các thầy, cô nắm rõ.

Mỗi sáng, các em học sinh được uống một hộp sữa tươi 180ml. Mới đầu, sự thay đổi chỉ là siêng đến trường hơn. Nhưng sau quá tình uống sữa hàng ngày, sự thay đổi ở tâm sinh lý học sinh được thể hiện khá rõ nét. Các thầy cô đều chung một nhận xét: Từ những đứa trẻ còi cọc, ít nhanh nhạy thì nay các em hồ hởi, vui vẻ hơn và quan trọng nhất là tiếp thu học nhanh hơn.

5-1479873399634a

"Ở trong rừng núi này, các em ít được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên cũng chậm chạp và không được nhanh nhạy như những học sinh vùng khác. Nói chúng trở thành con người khác thì không đúng, nhưng bằng cảm quan mắt nhìn chúng tôi cũng thấy được các em thay đổi sau một thời gian dài uống sữa đúng giờ, uống hàng ngày.

Hơn nữa, ở đây buổi sáng bố mẹ đi làm sớm, nhà nghèo nên các em không được ăn sáng. Nên giữa buổi ra chơi có sữa uống cũng khiến các em khoẻ hơn và tỉnh táo hơn.

Em thấy thấy tâm lý các em thoải mái, hồ hởi và thấy con người khôn hơn, nên việc tiếp thu bài học của các em cũng nhanh hơn trước" – cô Thái hiệu trưởng trường tiểu học Châu Bình 2 chia sẻ.

Với các học sinh mầm non Châu Bình, Sữa học đường cũng đã mang đến một số sự thay đổi đầy ý nghĩa.

quotes-fix-2psd-1479961335794

Nói đến chuyện được uống sữa, bà Vi Thị Nga (SN 1963), bà của 2 đứa trẻ mồ côi Vi Văn Bú (lớp 4) và Vi Thị Hảo (lớp 3) của điểm trường Thung Khạng mừng rơi nước mắt.

vi-van-bu-1479869558347 1-1479869558346

Em Vi Văn Bú (hình trên) và Vi Thị Hảo (hình dưới) – mồ côi cha, mẹ bỏ đi biệt tích – đã bớt buồn tủi rất nhiều từ ngày được đến trường và thụ hưởng Chương trình sữa học đường.

Bà Nga cho biết vì hoàn cảnh bố mất sớm, mẹ bỏ đi nên Bú và Hảo phải ở với bà. Chồng mất, một tay bà chăm hai cháu nhưng chỉ nhờ vào nương rẫy nên cuộc sống thiếu thốn trăm bề.

Cũng vì thế nên Bú và Hảo không đủ dinh dưỡng để phát triển tầm vóc, thể trạng. Nhìn cháu mình gầy gò nhỏ bé so với chúng bạn mà mà Nga quặn lòng. Năm ngoái, lần đầu tiên có sữa uống, Bú và Hảo thích thú về khoe với bà.

"Từ lúc sinh ra đến giờ 2 đứa nó có biết sữa là gì đâu. Thấy chúng nó đi học rồi được uống sữa vui nên tôi cũng mừng. Mong là những năm sau chúng nó vẫn được uống sữa tiếp các chú ạ", bà Nga chia sẻ.

Ngồi trước cửa nhà, 2 anh em Bú và Hảo khá rụt rè khi tiếp xúc với chúng tôi. Khi hỏi có thích uống sữa nữa không, 2 cháu nhỏ gật đầu, bẽn lẽn cười nhìn nhau mắt lấp lánh rồi ù té chạy trốn ra sau nhà.

box-th1-1480058995003

final-cover-1479960579525

Theo Trí thức trẻ