Các thông tin chính của WHO về thực trạng dinh dưỡng ở Việt Nam

Các thông tin chính

  • Mỗi trẻ nhỏ đều có quyền được chăm sóc dinh dưỡng tốt theo Công ước về Quyền Trẻ em.
  • Suy dinh dưỡng là một nguyên nhân chính cho gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Hơn 1/3 số trẻ tử vong trên toàn thế giới là do dinh dưỡng kém
  • Đói nghèo là nguyên nhân chính của dinh dưỡng kém và dinh dưỡng kém làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo.
  • Dinh dưỡng kém của bà mẹ, bao gồm thiếu hụt năng lượng và vi chất trường diễn, đang tồn tại ở nhiều khu vực.
  • Tầm vóc thấp bé và thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ ốm đau của bà mẹ, chiếm ít nhất 20% tử vong mẹ và dẫn đến nhẹ cân lúc sinh của trẻ em.
  • Trên toàn cầu chỉ có khoảng 35% trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn, mặc dù bằng chứng về lợi ích của bú sữa mẹ hoàn toàn là tốt hơn cho sự sống còn, tăng trưởng và phát triển của trẻ và làm giảm nguy cơ ung thư cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, và làm giảm chi phí cho hệ thống y tế.
  • Ước tính là nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cho đến 6 tháng tuổi có thể phòng ngừa những tử vong cho 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm.
  • Các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ tối ưu và ăn bổ sung là rất quan trọng và có thể cứu sống 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm nếu được triển khai thực hiện trên quy mô lớn.
  • Một số trẻ được ăn thực phẩm bổ sung có dinh dưỡng đầy đủ và an toàn. Ở nhiều quốc gia, chỉ có 1/3 trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 6-23 tháng tuổi đáp ứng được tiêu chí về bữa ăn đa dạng và tần suất cho ăn phù hợp với tuổi.
  • Bắt đầu cho bú sữa mẹ ngay giờ đầu tiên sau khi sinh là bước đầu tiên sống còn để tiến tới giảm tử vong trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi vì nếu được thực hiện rộng rãi, việc này có thể giúp tránh 22% tử vong chỉ trong thời kỳ sơ sinh (tháng đầu tiên của cuộc sống).
  • Tình trạng đói tiềm ẩn là thiếu các vi-ta-min và khoáng chất thiết yếu trong bữa ăn có tác dụng sống còn cho miễn dịch và phát triển khỏe mạnh. Thiếu hụt Vi-ta-min A, kẽm, sắt và i-ốt là những vấn đề quan tâm YTCC chính.
  • Thiếu hụt vi-ta-min A và kẽm là thiếu hụt các vi chất chính của gánh nặng bệnh tật.
  • Thiếu i-ốt và sắt có gánh nặng bệnh tật nhỏ hơn, một phần là do các chương trình can thiệp. Tuy nhiên, cần phải duy trì những nỗ lực để tiếp tục làm giảm gánh nặng của chúng.
  • Dinh dưỡng tốt trong khi mang thai sẽ đảm bảo cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh hơn và cần được hỗ trợ với việc bổ sung vi chất như sắt và a-xit fo-lic, đặc biệt trong các quần thể có nguy cơ thiếu máu cao.

Thực trạng

  • Tình trạng dinh dưỡng của người dân Việt Nam đã được cải thiện liên tục trong vòng thập kỷ qua.
  • Kiến thức và thực hành của người dân về dinh dưỡng đã được cải thiện đáng kể.
  • Tỷ lệ suy dinh dưỡng (nhẹ cân) của trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 31,9% năm 2011 xuống 17,5 năm 2010, theo Điều tra Giám sát Dinh dưỡng và điều tra trọng điểm năm 2010.
  • Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn có tỷ lệ thấp còi cao ở trẻ dưới 5 tuổi (29,3%,) và tỷ lệ thiếu máu cao ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở các huyện vùng cao.
  • Ngược lại, tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi là 4,8%, cao hơn 6 lần so với năm 2000 (Điều tra Giám sát Dinh dưỡng và điều tra trọng điểm năm 2010).

Đáp ứng của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG)

  • Nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ Việt Nam, TCYTTG tại Việt Nam đang cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho các lĩnh vực chính sau:
  • Hỗ trợ Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong công tác xây dựng chính sách, pháp chế và tiêu chuẩn, kể cả Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia 2011-2020, Kế hoạch Hành động Quốc gia về Dinh dưỡng 2012-2015, Kế hoạch Hành động nuôi dưỡng Trẻ nhỏ 2012-2015 và các hướng dẫn về vi chất;
  • Hỗ trợ Bộ Y tế, phối hợp với UNICEF, để đánh giá và theo dõi Luật Quốc tế về Tiếp thị đối với các sản phẩm thay thế sữa mẹ;
  • Tăng cường hệ thống theo dõi về thực phẩm, sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em, kể cả cập nhật các chỉ số dinh dưỡng và thực hiện những khảo sát về tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu tại các tỉnh mục tiêu;
  • Cải thiện thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ, bao gồm hỗ trợ Sáng kiến Bệnh viện Bạn hữu Trẻ em, xây dựng năng lực để thực hiện Hướng dẫn của TCYTTG về Nuôi dưỡng Trẻ nhỏ, tăng cường các chiến dịch khuyến khích và vận động chính sách với trọng tâm về nuôi con bằng sữa mẹ, và các hoạt động truyền thông nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng tại các tỉnh mục tiêu;
  • Giảm thiếu hụt vi chất, bao gồm thiếu hụt sắt, a-xit fo-lic, vi-ta-min A và i-ốt;
  • Cải thiện chăm sóc và điều trị trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng;
  • Phối hợp với UNICEF và FAO, TCYTTG đang thực hiện Chương trình Dinh dưỡng Phối hợp được Quỹ MDG của Tây Ban Nha hỗ trợ tài chính với các hoạt động ở các tuyến trung ương, tỉnh và huyện.